6 quy tắc về tiền bạc mà bạn phải ghi nhớ nếu không muốn phải nghèo khổ cả đời

#1. Giàu có thể hiện ở KHỐI LƯỢNG TÀI SẢN nắm giữ

Đó là tiền mặt, bất động sản, các loại giấy tờ có giá khác như: cổ phiếu, trái phiếu,… Đây mới thực sự là những thứ đem đến cho chúng ta sự an toàn và tự do tài chính. Việc vung tiền vào nhu cầu mua sắm quần áo, trang sức, xe hơi, … chỉ mang đến sự hào nhoáng ở vẻ bề ngoài chứ không phản ánh chính xác mức độ dư giả và giàu có.

Là doanh nhân, nhà đầu tư, thứ bạn cần tập trung tìm kiếm là các cơ hội sinh lời để gia tăng khối lượng tài sản nắm giữ cũng như các nguồn thu nhập thụ động. Đa số các tỷ phú đều sở hữu hơn một nguồn thu nhập, trong đó có khoảng 65% sở hữu 3 nguồn thu nhập, 45% có 4 nguồn và 29% có từ 5 nguồn trở lên.

#2. Giàu có chỉ mang tính TƯƠNG ĐỐI

Giàu hay nghèo chỉ mang tính tương đối. Bạn giàu hơn người này những chưa chắc đã giàu hơn người khác. Đây là cách đơn giản giúp bạn nhận ra sự giàu có của mình.

Theo nghiên cứu của một tổ chức uy tín trên thế giới: “Nhóm người nghèo nhất nước Mỹ (5%) thực ra còn giàu hơn hai phần ba dân số thế giới “. Hơn nữa, “chỉ khoảng 3% dân số Ấn Độ có thu nhập cao hơn những người nghèo nhất tại Mỹ”.

Suy cho cùng, giàu hay nghèo chỉ là trò chơi tinh thần và kết quả của quá trình so sánh dĩ nhiên sẽ thay đổi liên tục khi ta nhìn nhận ở phạm vi khác nhau, đối tượng khác nhau . Việc của bạn là phải liên tục nỗ lực và phần đấu không ngừng nghỉ, đừng dại dột ngủ quên chiến thắng mà đánh mất sự nghiệp và cuộc sống của chính mình.

#3. Đầu tư là để tối đa hoá lợi nhuận

Những người giàu là những nhà đầu tư tài ba. Họ biết chìa khoá để làm cho tiền của họ làm việc liên tục bằng cách tạo ra một kế hoạch đầu tư để tạo ra sự giàu có.

Đầu tư cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận rủi ro. Trong kinh tế học, xét về thái độ của người ra quyết định đối với rủi ro , người ta chia thành 3 nhóm người: người ghét rủi ro, người bình thản với rủi ro và người ưa thích rủi ro. Trong đó, người ghét rủi ro có đặc điểm tổng lợi ích tăng khi thu nhập tăng nhưng với tốc độ tăng giảm dần vì thu nhập tăng đồng nghĩa với rủi ro cao hơn. Tuy nhiên đối với người ưa thích rủi ro, tốc độ tăng của lợi ích sẽ lớn dần khi thu nhập tăng lên.

Điều này có nghĩa rằng: Nếu muốn giàu hơn mức trung bình, bạn phải làm được điều mà hầu hết mọi người không thể.

#4. Duy trì sự giàu có bằng cách quản lý tiền thông minh

Tiền là công cụ cần thiết để mang lại cuộc sống thoải mái, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, làm ra tiền thôi chưa đủ mà bạn còn phải biết cách quản lý số tiền mình đã làm ra.

Có nhiều người từng là triệu phú, nắm trong tay hàng triệu USD, nhưng chỉ vì không biết cách kiểm soát tiền nên họ trở thành những kẻ nghèo khổ, từ đỉnh cao thụt lùi về con số 0 tròn trĩnh.

Tôi tin chắc chắn bạn không muốn lâm vào tình cảnh như vậy. Nhưng đó là sự thật nếu bạn không xây dựng cho mình kế hoạch quản lý tiền thông minh và hiệu quả. Trong doanh nghiệp cũng vậy, một hệ thống vận hành mà không có sự kiểm soát và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào và đầu ra thì khó có thể sống sót được lâu dài và bền vững.

#5. Tập trung nghiên cứu thất bại thay vì thành công

Cách nhanh nhất để đi đến thành công là học hỏi từ những thất bại của người khác cũng như chính bản thân mình.

Sai lầm là khó có thể tránh khỏi. Nhưng thật may mắn, bạn đã biết nhận ra những lỗi lầm của mình. Số tiền bạn bị mất hay lỗ trong các hợp đồng kinh doanh có thể thu lại được miễn là bạn phải hiểu tại sao bạn bị thua lỗ. Sự thay đổi trong nhận thức sẽ đưa bạn cơ hội tốt để khai phá và sử dụng có hiệu quả tiềm năng của mình.

Nếu ngừng học hỏi, bạn sẽ nguy cơ lớn mắc lại lỗi lầm ở các lần tiếp theo nhưng với mức độ ảnh hưởng và chi phí thiệt hại cao hơn gấp nhiều lần.

#6. Rủi ro chỉ có thể hạn chế được chứ không triệt tiêu được hoàn toàn.

Rủi ro luôn hiện hữu trong môi trường kinh doanh biến động liên tục như hiện nay. Giá cổ phiếu có thể tăng trong thời gian dài nhưng sau đó tụt giảm gấp đôi so với dự tính. Thị trường bất sản có thể nóng tại thời điểm này nhưng không chắc chắn trong tương lai nó sẽ duy trì tốt lợi thế về giá cả cho người bán.

Mọi kế hoạch của bạn dù có hoàn hảo và tốt đến cỡ nào thì cũng khó tránh khỏi những rủi ro khách quan từ thị trường mang đến. Đó là những yếu tố bạn không chủ động kiểm soát và khống chế được nhưng bạn có thể giảm thiểu tác động của chúng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Hãy liên tục học hỏi và rèn luyện bản thân để nhanh nhạy trong việc nhận diện rủi ro và đặt chúng vào phạm vi được kiểm soát. Có như vậy, doanh nghiệp của bạn mới có nền tảng tài chính vững chắc.

Sưu tầm

Rate this post
(Đã xem 509 lần, 1 lượt xem hôm nay)

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *